03 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng bạn cần biết

03 kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng bạn cần biết

Mua nhà đất thanh lý hay phát mãi từ ngân hàng là việc không còn quá xa lạ với nhiều người. Thế nhưng, bên cạnh những lợi ích thì vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy làm sao để đảm bảo hạn chế những rủi ro mua đất đây? Cùng Xóm đầu tư tìm hiểu top các kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng dưới đây!

Đất thanh lý của ngân hàng là gì?

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đều sẽ cho người vay thế chấp tài sản để vay vốn. Tài sản thường được thế chấp là nhà hoặc đất đai. Nếu như hết hạn thanh toán nhưng người vay không đủ khả năng trả tiền thì ngân hàng sẽ tịch thu tài sản để thu hồi vốn lẫn lãi. 

Từ đó mà có khái niệm đất ngân hàng thanh lý/phát mãi ra đời. Việc gắn thêm từ “thanh lý” giúp người nghe ngầm hiểu rằng đây chính là tài sản được bán với giá rẻ hơn thị trường. Và người bán chỉ muốn thu hồi vốn hoặc dưới vôn chứ không màng đến phần lợi nhuận.

Điểm hấp dẫn và rủi ro tiềm ẩn của đất thanh lý của ngân hàng

Vì sao đất ngân hàng thanh lý lại hấp dẫn?

Đầu tiên là giá rẻ: Ngân hàng không phải là một công ty hoạt động về BĐS, do vậy mà những mảnh đất họ bán ra không nhằm mục đích kiếm lời. Thanh lý đất là sự lựa chọn cuối cùng của các ngân hàng nhằm thu hồi vốn và lãi đã cho vay mượn.

Vì sao đất ngân hàng thanh lý lại hấp dẫn?
Vì sao đất ngân hàng thanh lý lại hấp dẫn?

Trước khi cho vay vốn, các ngân hàng thường đã định giá nhà đất, đất do ngân hàng định giá sẽ rơi vào khoảng 70 – 80% so với giá đất của thị trường. Chính vì vậy, khi ngân hàng thanh lý đất để thu hồi vốn thì giá bán cũng sẽ rẻ hơn giá thị trường khoảng 20 – 30%.

Độ uy tín: Ngân hàng là các tổ chức có thương hiệu và uy tín nhất định đối với mọi người. Những ngân hàng nào càng lớn thì độ uy tín lại được đánh giá cao như Vietcombank, BIDV, Vietinbank,… Thông tin đất được thanh lý vốn đã khó cưỡng, nay lại được bán bởi các ngân hàng thì độ hấp dẫn lại càng tăng cao.

Những rủi ro tiềm ẩn của đất ngân hàng thanh lý

Pháp lý của nhà đất: Khi ngân hàng đã tịch thu và bán thanh lý đất thì khi đó tài sản sẽ không còn thuộc chủ sở hữu hợp pháp của người vay vốn nữa. Điều này sẽ gây ra các rắc rối cho người mua khi không xác định được đâu mới là chủ nhà đất để mua bán.

Những rủi ro tiềm ẩn của đất ngân hàng thanh lý
Những rủi ro tiềm ẩn của đất ngân hàng thanh lý

Giao dịch có phần phức tạp: Việc mua bán sẽ không được tiến hành như thông thường là người bán và người mua mà sẽ có sự tham gia của 3 bên: người bán (tức người vay vốn) – ngân hàng và người mua. Để đảm bảo quyền lợi cho cả ba bên thì các giao dịch, thủ tục sẽ được tiến hành hơi phức tạp và vốn nhiều thời gian.

Kiện cáo và khiếu nại: Trường hợp chủ sở hữu đất cũ không chịu bán hoặc không hài lòng với mức giá mà ngân hàng bán thì sẽ có những kiện tụng, khiếu nại xảy ra. Điều này kéo dài thời gian mua bán và sẽ phát sinh các khoản phí đáng kể. 

Có thể bạn quan tâm đến tin tức BĐS

Cách đầu tư đất nền hiệu quả  – Bí kíp sinh lợi nhuận “vàng” hiệu quả nhất

Liệu có nên mua nhà thanh lý của ngân hàng không?

Nên mua là khi đất ngày càng có giá, mà đất thanh lý của ngân hàng thì giá rẻ hấp dẫn. Thay vì bỏ ra 100% số tiền mới có được mảnh đất thì nay chỉ cần có 70 đến 80% số tiền là có thể sở hữu.

Có nên mua nhà thanh lý của ngân hàng không? Câu trả lời sẽ là không, vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro không đảm bảo. Nếu không chắc chắn bạn nên chuyển sang hướng đầu tư khác nhé. Để tránh được các rủi ro này thì mời bạn đọc cùng tìm hiểu những kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng dưới đây, để có thể chọn mua được nhà đất ưng ý.

Những kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng cần biết

Xác định rõ về mức ưu tiên pháp lý

Những kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng cần biết
Những kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng cần biết

Pháp lý rõ ràng, minh bạch và đảm bảo là một trong những tiêu chí quan trọng để bạn xác định trước khi quyết định mua bán BĐS nào đó. Đặc biệt hơn là đối với hình thức mua bán nhà đất thanh lý từ các ngân hàng được mệnh danh là liên quan đến nhiều thủ tục pháp lý rắc rối.

Mặc dù trước đó các ngân hàng đều đã thực hiện trình tự và thủ tục phát mãi tài sản theo quy định. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì không chắc chắn được trong quá trình tiến hành sẽ không có những sai sót. 

Sàng lọc các thông tin – Kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng

Hiện nay xuất hiện rất nhiều chiêu trò rao bán nhà đất gắn mác “thanh lý của ngân hàng” để đánh vào tâm lý “mê” hàng “rẻ” của khách hàng. Hình thức chung được sử dụng là phát tờ rơi, dán poster ở cột điện, đăng tin trên các diễn đàn,…hoặc mạo danh ngân hàng để thông báo. Phải nói là ti tỉ hình thức lừa đảo khó mà phát hiện được nếu bạn thiếu kinh nghiệm. 

gắn mác “thanh lý của ngân hàng” để đánh vào tâm lý “mê” hàng “rẻ
gắn mác “thanh lý của ngân hàng” để đánh vào tâm lý “mê” hàng “rẻ

Từ những câu chào bán đó sẽ là những mảnh đất xa xôi, hẻo lánh và không có nhiều tiềm năng phát triển. Trên thực tế ngân hàng không bao giờ quảng cáo thanh lý nhà đất bằng các phương thức kể trên. Thông tin thanh lý sẽ được ngân hàng cập nhật tại website chính thức của ngân hàng hoặc các kênh thông tin truyền thông chính thống khác. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo tại các công ty BĐS uy tín được ngân hàng ủy thác đăng tải, chia sẻ tin thanh lý nhà đất. Kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng ở đây chính là phải xác minh rõ các thông tin và không nên ham rẻ mà bị kẻ xấu lợi dụng.

Có thể bạn quan tâm đến tin tức BĐS

Những loại đất nào được cấp sổ đỏ  – Bí kíp đầu tư BĐS 

Chọn đúng đối tượng giao dịch

Bạn cần xác định rõ đây là đối tượng có toàn quyền quyết định đến các vấn đề về sở hữu, sử dụng đất trước khi tiến hành các giao dịch. Đặc biệt là trong việc ký kết hợp đồng thì chữ ký của người có quyền thực hiện chuyển giao tài sản mới có hiệu lực pháp lý và được pháp luật bảo hộ.

có nên mua nhà thanh lý của ngân hàng
có nên mua nhà thanh lý của ngân hàng

Trên thực tế đã có không ít trường hợp thực hiện giao dịch đến phút chót lại vẫn dính vào các tranh chấp không đáng có và đem về nhiều rủi ro cho người mua. Với trường hợp bạn mua tài sản đã bị tịch biên thì thường chủ nhà đất cũ sẽ không còn là người sở hữu hoàn toàn tài sản nữa. Nhiều người sẽ rất dễ lầm tưởng chuyện này vì cho rằng giao dịch với chủ nhà đất hoàn toàn là đúng quy định. Thế cho nên kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng ở đây là từ ban đầu bạn cần xác định mình giao dịch mua bán với ai.

Ngoài các kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng kể trên bạn cần lưu tâm đến các vấn đề khác như là:

  • Vấn đề tranh chấp nếu có của tài sản.
  • Tìm hiểu về các thông tin quy hoạch của Nhà nước đối với tài sản.
  • Định giá  tài sản phải phù hợp
  • Và thỏa thuận rõ ràng các điều khoản hợp lý và ký kết.

Có thể bạn quan tâm đến tin tức BĐS

Chiến lược đầu tư bđs – Top 4 hình thức đầu tư sinh lời cho người ít vốn hiệu quả

Lời kết

Trên đây là các kinh nghiệm mua đất thanh lý của ngân hàng và các thông tin khác về loại đất này. Hy vọng với những chia sẻ của Xóm đầu tư có thể giúp bạn thành công trong việc mua đất thanh lý của ngân hàng!

Xu Huong Dau Tu Xom Dau Tu