Nội Dung Bài Viết
Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào mang lại hiệu quả cao luôn là câu hỏi của nhiều người? Dù bạn có ý định lựa chọn sàn thương mại điện tử nào để hoạt động kinh doanh, bạn cũng nên trang bị kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết để tiến hành bán hàng 1 cách suôn sẻ. Trong bài viết này Xomdautu.com sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về các sàn TMĐT hiện nay để có thể lựa chọn cho mình kênh bán hàng phù hợp nhất!
Làm sao để bán hàng trên sàn thương mại điện tử hiệu quả
Hiểu rõ về đặc điểm và hành vi khách hàng trên các kênh thương mại điện tử
3 sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay đang nhắm tới các tệp khách hàng với sự khác biệt rõ rệt.
– Shopee có nhiều khách hàng nữ hơn là khách nam. Độ tuổi trẻ; mặt hàng tiềm năng nhất đó là thời trang, đồ chơi & sản phẩm cho trẻ em, chăm sóc sắc đẹp.
– Lazada ngược lại là có khách hàng nam nhiều hơn khách nữ.
– Tiki cân bằng giữa 2 nhóm khách hàng với dòng sản phẩm chủ lực là sách, đồ công nghệ.
Kết hợp với những thông tin thu thập được trên Zalo và Facebook… khắc họa được càng rõ nét chân dung khách hàng thì hiệu quả chiến dịch kinh doanh sẽ càng cao. Họ sẽ có thói quen mua sắm như thế nào? Họ thích các sản phẩm nào? Họ thích đơn vị vận chuyển nào?
Chiếm được lòng tin của khách hàng là việc ưu tiên
Đặt nặng về doanh số là vấn đề thường gặp của nhiều doanh nghiệp bán lẻ. Có thể bạn nên trở thành người tư vấn hơn là người bán hàng. Hãy đưa ra những lời khuyên đúng đắn với khách hàng, cho dù điều đó có thể sẽ khiến họ không lựa chọn sản phẩm của bạn. Niềm tin của khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi ích lâu dài cho công việc kinh doanh sau này.
Tìm hiểu thêm:
Sàn thương mại điện tử là gì? Kiến thức về các sàn thương mại điện tử bạn cần biết
Áp dụng linh hoạt những chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử là bạn phải chấp nhận cuộc chiến về giá. Những thương hiệu lớn sẽ thường xuyên có khuyến mãi, tham gia những chương trình marketing của sàn thương mại để tiếp cận với khách hàng tốt hơn. Khách hàng rất coi trọng sự chênh lệch giá, cùng 1 sản phẩm tính năng chắc chắn họ sẽ chọn nhà cung cấp rẻ hơn. Do vậy, nếu đồng ý cuộc chiến giá cả bạn cần nên chuẩn bị:
- Tạo một sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ.
- Thuyết phục với khách hàng về sự ưu việt của sản phẩm bên mình.
- Tạo điều kiện mua sắm thuận lợi nhất: đặt hàng trên page, thanh toán khi nhận hàng, trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng;…
- Tặng thêm dịch vụ: quà tặng, bảo hành, freeship bán kính 5km, đổi trả…
- Hãy gây ấn tượng với dịch vụ chăm sóc khách hàng: tận tình giải đáp thắc mắc, tư vấn nhiệt tình cho khách hàng.
Khuyến mãi là một “công cụ” kích thích tiêu dùng, nhận diện thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Đối với việc kinh doanh online, nhà bán lẻ có thể tạo mã giảm giá cho khách hàng mua lần đầu.
Những điểm lưu ý khi bán hàng trên trang thương mại điện tử
Mỗi sàn thương mại điện tử lớn hiện nay đều có những chính sách, quy định riêng với người bán hàng. Có nhiều nhà bán lẻ muốn đẩy mức hiển thị sản phẩm lên nhanh chóng đã thực hiện các hành vi như dùng nick ảo tự mua hàng. Điều này vi phạm nguyên tắc của sàn thương mại điện tử, ảnh hưởng đến uy tín của shop thậm chí bị là cấm kinh doanh vĩnh viễn. Bên cạnh đó, nhà bán hàng nên tìm hiểu các quy định cơ bản để có thể xử lý tình huống phát sinh trong quá trình giao dịch.
Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào mang lại hiệu quả?
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee
Shopee là sàn TMĐT dưới sự chủ quản của tập đoàn SEA. Hiện nay, được phát triển tại 7 quốc gia khác nhau: Philippines, Indonesia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam. Người mua và người bán có thể trao đổi về sản phẩm cũng như là giá bán. Shopee chịu trách nhiệm về hợp đồng mua bán và vận chuyển sản phẩm.
Năm 2018, Shopee Việt Nam được bình chọn là 1 nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất. Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đang hoạt động trên Shopee Mall như Samsung, L’oreal Paris, Comet, Enfa, Downy, Lock&Lock, Xiaomi và Johnson & Johnson.
Ưu điểm:
- Có lượng khách hàng truy cập lớn, tệp khách hàng trẻ dễ dàng tiếp cận.
- Đăng ký mở gian hàng miễn phí, dễ dàng chỉ cần số điện thoại, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân; xác nhận qua email.
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ phí vận chuyển cho người bán hàng.
- Liên kết với nhiều đơn vị vận chuyển; và thời gian giao hàng nhanh.
- Dễ dàng tương tác với người mua qua khung chat.
- Ưu tiên hiển thị về số lượng đăng ký shop, mắt xem sản phẩm, lượt like sản phẩm.
- Với những trường hợp khách bom hàng, Shopee sẽ không tính phí trả hàng. Còn nếu nhà bán hàng giao thiếu hay sai sản phẩm thì phải chịu phí.
Nhược điểm:
- Số lượng người bán hàng trên Shopee lớn nên mức độ cạnh tranh cao
- Hàng giả, hàng nhái nhiều, tình trạng bán phá giá phổ biến khiến nhiều nhà bán hàng gặp khó khăn
- Phí ship cao hơn với các đơn hàng không đủ điều kiện hỗ trợ phí ship…
Xem thêm:
Kinh nghiệm bán hàng trên sàn thương mại điện tử dành cho người mới
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada
Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba xuất hiện ở Việt Nam vào năm 2011 và không ngừng phát triển. Sàn thương mại điện tử ngày cung cấp sản phẩm của 16 ngành hàng khác nhau như: nội thất, thời trang và phụ kiện, đồ công nghệ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp…
Ưu điểm:
- Mức hoa hồng dành cho người bán hấp dẫn, 10% cho sản phẩm thời trang, 5% cho sản phẩm điện tử, 8% cho sản phẩm khác.
- Bán hàng trên Lazada sẽ không mất phí, bạn chỉ cần trả phí khi sử dụng dịch vụ từ Lazada.
- Người bán hàng được đào tạo miễn phí nhờ vào chương trình đào tạo online.
- Nhờ vào chính sách bảo vệ người tiêu dùng nên Lazada tạo được niềm tin cao từ khách hàng.
- Có thể đồng bộ dữ liệu để phục vụ việc bán hàng đa kênh.
- Hoạt động marketing mạnh mẽ; có nhiều khuyến mãi thu hút người dùng.
- Bảo mật thông tin khách hàng và thái độ phục vụ chất lượng tốt.
Nhược điểm:
- Thủ tục đăng ký phức tạp; bạn phải hoàn thành khóa đào tạo online trước khi bán hàng.
- Chi phí về vận chuyển, lấy hàng,… khá cao.
- Lazada chủ yếu tập trung vào chính sách có lợi cho khách hàng, nên với người bán vẫn còn 1 số quy định khắt khe.
- Thời gian giao hàng lâu dự kiến là 2 đến 8 ngày kể từ khi Lazada nhận được đơn đặt hàng.
- Tập trung nhiều vào người mua nên người bán sẽ khá thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào Lazada, khó chủ động phát triển được.
- Nhiều mặt hàng của Lazada mặc dù đã giảm giá nhưng vẫn cao so với giá bán ở các sàn khác.
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Tiki
Tiki với một định hướng ban đầu là nhà sách trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Qua 9 năm phát triển, đã trở thành sàn TMĐT uy tín cung cấp sản phẩm thuộc 15 ngành hàng phổ biến. Tiki cũng được rót vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài nên đầu tư rất mạnh về hệ thống website, kho bãi. Mục đích đem đến những trải nghiệm mua và bán tốt nhất cho người dùng.
Ưu điểm:
- Các gian hàng được kiểm định kỹ về nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng, nằm trong danh mục hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường.
- Thế mạnh của sàn là mặt hàng sách, chiết khấu cho mặt hàng này khá là cao, có thể tới 30% đến 35%.
- Có chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.
- Chính sách giao hàng có ưu đãi. Giao hàng miễn phí với đơn hàng trên 150.000 đồng trong TP Hồ Chí Minh và từ 250.000 đồng đối với đơn hàng ở những tỉnh thành khác của Việt Nam.
- Chính sách bảo mật thông tin khách hàng khá tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Nhược điểm:
- Các mặt hàng còn chưa đa dạng.
- Hàng tồn kho nhiều cần kiểm soát đầu sách bán ra vì Tiki giới hạn lượng hàng nhập về.
- Thời gian giao hàng từ 4 đến 10 ngày làm việc, tùy thuộc vào vùng miền địa lý. Đặc biệt khu vực phía Bắc thời gian giao hàng dài từ 6 đến 10 ngày gây khó khăn cho người mua.
Lời kết:
Trên đây là một số ưu điểm và nhược điểm chúng tôi đã nêu lên. Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào là một câu hỏi không hề khó. Đặc biệt là bạn phải biết cách nắm bắt xu hướng thị trường như thế nào để đem lại lợi nhuận, doanh thu cao hơn. Vậy nên hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!